Pre-Reading Skills bao gồm:
Oral Language
Letter Knowledge
Phonological Awareness
Beginning Writing
Oral Language - Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói bao gồm khả năng nghe hiểu các cuộc hội thoại và tự mình nói rõ ràng để giao tiếp với người khác.
Kỹ năng chính để phát triển Ngôn ngữ nói:
Hiểu và sử dụng từng từ đơn lẻ để gọi tên đồ vật hoặc nói ra nhu cầu của mình
Hiểu và sử dụng những cụm từ, câu hoàn chỉnh và các câu hỏi
Lắng nghe, chú tâm, chú ý đến ngôn ngữ của người khác trong khi trò chuyện
Giúp con phát triển ngôn ngữ nói bằng cách tăng cường cho con:
Gia tăng vốn từ vựng, tăng cường nói - trao đổi - giao tiếp,
Hiểu và yêu thích việc đọc sách, liên tưởng những câu chuyện trong sách vào cuộc sống hàng ngày
Luyện tập lắng nghe và khả năng chú tâm chú ý khi đi học.
Một số hướng dẫn chi tiết:
Trò chuyện với con từ những ngày đầu tiên theo các chủ đề rõ ràng: Nói với con về những đồ vật xung quanh, những trải nghiệm mà con đang có, kể cho con về các thói quen hàng ngày
Để tâm vào những cuộc trò chuyện đầu tiên với con thay vì chỉ nói những điều vu vơ: Quan sát sự giao tiếp bằng mắt, nét mặt, cử chỉ, âm thanh đầu tiên của con; Đáp lại con bằng cách mỉm cười, bắt chước âm thanh của con và kéo dài “cuộc trò chuyện” bằng những nhận xét liên quan và tích cực
Đọc to và rõ ràng mỗi ngày: Khi đọc sách cùng con, hãy đọc to rõ ràng, nhấn mạnh vào các từ khóa mô tả sự vật, hiện tượng, hành động con cần biết. Giới thiệu cho con những từ mới và giải thích ý nghĩa của chúng. Khuyến khích con
Kể lại một phần câu chuyện bằng cách mô tả những gì đã xảy ra ở phần đầu, phần giữa và phần cuối
Dự đoán xem tiếp theo câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào tiếp theo ở từng phần hoặc từng tình huống
Mô tả cảm xúc của bản thân liên quan đến những tình huống trong câu chuyện
Kết nối câu chuyện với kinh nghiệm của chính mình
Đa dạng hóa cách biểu đạt khi nói chuyện với con
Biểu đạt bằng hành động khi đọc/ nói đến các từ ngữ chỉ hành động (ví dụ ngủ khò khò, ngáy o o) và nói con cùng diễn tả lại hành động đó
Sử dụng các từ có tính mô tả (ví dụ gập ghềnh, trơn láng) và đưa ra gợi ý để con tìm thêm những từ khác giúp con miêu tả tốt nhất tình huống đang gặp
Sử dụng các từ mô tả cảm nhận (gắt gỏng, phấn khích, thất vọng) và nói con biểu đạt ra những khuôn mặt cảm xúc khác nhau để diễn tả được ý nghĩa của các từ
Mở rộng khả năng diễn đạt cho con, từ cách sử dụng 1 từ, 2 từ, 3 từ để nói về cùng một sự việc, lặp lại và thêm vào để con có thể hiểu rõ bối cảnh.
Chơi trò chơi giúp con tăng khả năng “Lắng nghe”, “Quan sát” và “Nói ra”
Đưa cho con những lời yêu cầu ngắn gọn gồm 2-3 bước và để ý xem con có làm theo được những hướng dẫn đó không. Ví dụ như “Con có thể vỗ tay một lần và dậm chân hai lần được không?” hoặc “Con có thể đặt một tay phía sau lưng, một tay trước mũi và nhảy ba lần không?
Cùng con đi tới bất cứ địa điểm mới nào với con, chỉ cho con cách quan sát, tìm hiểu, trò chuyện với con về những hiểu biết tại nơi mới. Ví dụ như:
Tham quan thư viện, tìm hiểu về những chương trình ưu đãi hoặc miễn phí cho trẻ em, xem sách
Tham quan sở thú, tìm hiểu và nói về những loại động vật khác nhau, nơi chúng sống và thức ăn của chúng.
Ghé thăm một bãi biển hoặc hồ nước, trò chuyện về nước, thuyền, thu thập vỏ sò/ đá và mô tả hình dạng, màu sắc của chúng
Ghé thăm công viên, trò chuyện về thời tiết, cây cối, lá cây
Ghé thăm bảo tàng, khám phá nghệ thuật, lịch sử hoặc khoa học
Ghé thăm các loại cửa hàng đa dạng xung quanh cuộc sống của con: Siêu thị/ Chợ, Cửa hàng cà phê, Cửa hàng bánh, Cửa hàng hoa, Cửa hàng Photo copy…
Tổng hợp bởi Kate Tháng 4/2023, chia sẻ tới chính mình và các ba mẹ trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc.
Comments